Trang chủ » Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh

Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh

            Việt Nam đang quyết tâm tăng trưởng kinh tế bằng nhiều biện pháp, trong đó các biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư hợp tác với nhau cùng sản xuất kinh doanh để cùng hưởng lợi nhuận. Theo đó, hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC)đãmang lại sự tối ưu và hiệu quả cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam. Bài viết này của Hãng Luật Duy Tín sẽ cung cấp cho bạn đọc góc nhìn tổng quan về hình thức đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Mục lục
1. Khái niệm hợp đồng BCC
2. Đối tượng được tham gia vào quan hệ hợp đồng BCC
3. Nội dung hợp đồng BCC  

(Nguồn ảnh: Internet)

1. Khái niệm hợp đồng BCC

            Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế”.

Như vậy, các nhà đầu tư tham gia vào hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC sẽ ít chịu sự ràng buộc hơn so với hình thức hợp tác kinh doanh có thành lập tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư sẽ không cần phải chuyển dịch tài sản của mình và sẽ không quá phụ thuộc vào quyết định của đối tác khi nhà đầu tư muốn chuyển nhượng hoặc bán đi phần của mình trong một số trường hợp cụ thể. 

2. Đối tượng được tham gia vào quan hệ hợp đồng BCC

            Khoản 18 điều 3 và điều 27 Luật đầu tư 2020 quy định hợp đồng BCC là hợp đồng được ký kết giữa các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, bao gồm: nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với hợp đồng BCC mà chỉ có sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước với nhau thì pháp luật được áp dụng sẽ là pháp luật dân sự Việt Nam.

Đối với hợp đồng BCC mà có ít nhất một bên tham gia là nhà đầu tư nước ngoài thì các bên có quyền thỏa thuận việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán đầu tư quốc tế nếu thỏa thuận đó không trái với quy định pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, dự án đầu tư có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài thì dự án đầu tư đó phải buộc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại điều 38 Luật đầu tư 2020 và bên nhà đầu tư nước ngoài được quyền thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam, cụ thể:

3. Nội dung hợp đồng BCC

Nội dung của hợp đồng BCC được quy định tại Điều 28 Luật đầu tư 2020,  bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

+ Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

+ Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

+ Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

+ Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.  Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết của Công ty Luật TNHH Duy Tín về “Những quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh” để bạn đọc tham khảo. Bài viết không nhằm tư vấn cho trường hợp vụ việc cụ thể nào, các quy định của pháp luật được dẫn chiếu trong bài viết đang có hiệu lực tại thời điểm đăng tải bài viết và có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế tại thời điểm Quý khách đọc bài viết. Mọi vướng mắc hoặc có nhu cầu hỗ trợ các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ: 0913.210.184 – 0966 902 665, hoặc gửi e-mail tới luatduytin@gmail.com để được hỗ trợ 24/24h.

                                                                                                Võ Minh Quân